Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Xuân này có về ???

Trưa nay ăn cơm trưa nói chuyện với ông Giáo, khi trở về lab thì tự nhiên trong đầu văng vẳng lại những lời bài hát của Thanh Tuyền.

Khi mong muốn quá nhiều điều thì dường như giá phải trả cũng tương ứng.

Đã 2 xuân rồi không về ...
Dẫu gì rồi ta cũng về ...

Mình đã từng nghe rất nhiều lần bài hát "Xuân này con không về" của Duy Khánh.
Và cái tết đầu tiên ở Nhật, mình cũng lẩm nhẩm bài hát này.
Giờ thì chẳng thiết tha gì khi nghe bài này vào dịp Tết ở Nhật nữa.


Lại chợt nhớ đến bài "Tôi chưa có mùa xuân" của Duy Khánh.
Đây là bài hát ấn tượng nhất và tôi biết đến sớm nhất, từ khi còn học cấp 1. Hồi đó, Tía tôi có mua một cái máy cassette, và một bộ sưu tập băng nhạc các thể loại, tôi còn nhớ là đầy nhóc cả ngăn tủ kéo. Tôi biết đến các loại nhạc từ lúc đó, nhưng tôi còn quá nhỏ để đọc và biết được các tác giả. Chỉ cảm nhận các giai điệu và lời hát mà thôi. Lời bài hát lúc đó theo tôi nghĩ một cách ngô nghê và vô nghĩa với tôi, nhưng ngược lại, giai điệu thì cực kỳ thích thú. Sau này khi tôi tìm hiểu thêm thì được biết những bài hát vào đầu giờ chiều của rạp hát Vĩnh Phú lúc đó để mời khách xem phim là của nhóm Boney M.


VO Huu-Phuc

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Hội sinh viên Sokendai - Sokendai Student Committee


  • Từ khi còn đi học ở Việt Nam thì tôi đã biết đến khái niệm Đoàn Sinh Viên - Hội Thanh Niên. Đây là những tổ chức được lập ra để tổ chức những sự kiện giao lưu, phát động phong trào .... nhằm mục tiêu giúp sinh viên gắn kết hơn và trao dồi kỹ năng học tập ở bậc Đại học. Tôi cũng đã từng tham gia rất tích cực khi còn đi học đại học, nhưng cũng rất chán ngán khi phải chạy theo phong trào này, phong trào kia, phong trào nọ để có thể "đạt thành tích" mà "ở trên" giao chỉ tiêu xuống.
  • Khi qua Nhật học thì thoạt đầu tôi được tiếp xúc với khái niệm Student committee (Hội sinh viên) ở trường mà tôi đang theo học thông qua một anh bạn khoá trước. Cũng với mục đích tò mò là chính, tôi đã đăng ký tham dự vào Student Committee thử xem sao, nhằm có dịp so sánh những khác biệt, cũng như ưu nhược điểm giữa Hội sinh viên "ta" và Hội sinh viên "bạn".

  • Như tôi đã nói ở trên, điểm tương đồng giữa Hội sinh viên "của bạn" và "của ta" là hướng đến sự hợp tác, giao lưu, hoà nhập và trao đổi học tập nghiên cứu giữa sinh viên ở các ngành và lãnh vực nghiên cứu khác nhau. Điều này hoàn toàn đúng đắn.
  • Điểm khác biệt lớn nhất là số lượng và cách thức hoạt động. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến cách thức hoạt động/điều hành của Hội sinh viên "bạn".
  • Điểm thứ 1 là số lượng sinh viên tham dự: khoá học của tôi tổng cộng 34 sinh viên, trong đó 16 sinh viên theo chuyên ngành CNTT, số lượng sinh viên người Việt là 5/16 sinh viên. Với số lượng sinh viên như vậy thì có thể xem là ít so với bên ta.
  • Điểm thứ 2 là thành phần tham dự: ở những buổi họp mặt của nhóm sinh viên đều có sự tham gia của ít nhất ... 3 giáo sư và 3 người thuộc bộ phận Giáo vụ của Trường. Họ sẽ có nhiệm vụ mượn phòng, gửi mail xếp lịch, tư vấn và giám sát các buổi họp của sinh viên. Thường thì những vị này không can thiệp vào việc điều hành buổi họp, nhưng họ có thể đặt câu hỏi để giúp nhóm sinh viên thảo luận hiệu quả hơn và nhích gần đến mục tiêu đã đề ra hơn.
  • Điểm thứ 3 là KHÔNG HÌNH THỨC: không phát động phong trào, không kêu gọi, .... Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa "bạn" và "ta". Ở bên ta thì sau khi làm đơn xin vào sẽ có xem xét và kết nạp, có hẳn giấy chứng nhận đàng hoàng. Còn ở đây thì họ ... "thiếu chuyên nghiệp" hơn ở bên ta, bởi hễ là sinh viên thì được toàn quyền tham dự hoặc không tham dự. Họ cũng không phát động phòng trào hàng tuần, tháng, quý hay năm như bên ta. Chỉ đơn thuần là GIÚP SINH VIÊN HOÀ NHẬP NHANH CHÓNG VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC THUẬT. Cho nên những mục tiêu khác trở thành thứ yếu.
  • Điều mà tôi thấy thích thú nhất đó là họ mời hẳn những Giáo sư nghiên cứu về tâm lý học hay xã hội học (dĩ nhiên là người Nhật) để nói về những vấn đề VĂN HOÁ, PHONG TỤC của người Nhật, cách ứng xử của người Nhật, .... những điều mà họ coi là quan trọng trong văn hoá của Nhật. Nếu nhìn theo khía cạnh cực đoan thì có thể nói đây là bài học về "văn hoá" để tân sinh viên (hay những vị khách) "cần phải biết ứng xử" cho đúng.

  • Điểm thứ 4 là ĐÚNG GIỜ: có thể bạn sẽ thấy việc này là hiển nhiên, nhưng nếu so lại cách làm việc thường nhật của chính mình hay bạn quan sát được ở những người xung quanh bạn, từ công sở, trường học, .... thì sẽ thấy được đây là vấn đề LỚN thể hiện tính CHUYÊN NGHIỆP. Khi họ bắt đầu một buổi họp, seminar hay bất kỳ những buổi họp mặt nào, họ đều đúng giờ. Và có một điều mà tôi cảm thấy băn khoăn khi dạy cho sinh viên về cách thuyết trình, trong đó đề cập đến cách quản lý thời gian khi thuyết trình, nhìn đồng hồ sao cho người nghe không cảm thấy mình thiếu tôn trọng. Ở Trường tôi học, điều này không chính xác nữa. Những người thuyết trình luôn để ý đến chiếc đồng hồ, vốn dĩ luôn xuất hiện trong phòng hội họp, và họ để hẳn đồng hồ đeo tay kế máy tính để quan sát, hoặc giả họ show luôn hình đồng hồ trên slide trình chiếu. Và nghệ thuật chính là ở chỗ, họ luôn kết thúc đúng ngay thời gian đã định .

  • Điểm thứ 5 là DU LỊCH MIỄN PHÍ: nghe thì có vẻ ngược đời, nhưng quả thật là như vậy. Mỗi năm sẽ có khoản 3 cuộc họp dành cho Hội sinh viên, có điều đặc biệt là trường đại học này có nhiều viện thành viên nằm rải rác khắp Nhật Bản, nên Thành viên điều hành của Hội sinh viên có thể lựa chọn địa điểm thành viên của trường để tổ chức họp. Và hoàn toàn miễn phí từ ăn ở cho đến đi lại :D.
Vậy theo bạn có nên tham gia hay không ???? 

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Research topics in multidisciplinary sciences - (Tạm dịch: Nghiên cứu đa ngành)

Việc tham dự các buổi seminar liên quan đến chủ đề mình nghiên cứu là một hoạt động thường xuyên và tất yếu đối với Ph.D. students nói riêng và researchers nói chung. Từ khi bắt đầu đợt thực tập ở NII (National Institute of Informatics), tôi đã có dịp tham dự được rất nhiều buổi seminar khác nhau như seminar lab, seminar group, TOPs seminar, ... Chủ đề của những buổi seminar cũng khác nhau.
>>> Như vậy việc nắm bắt được tất cả chi tiết mà diễn giả trình bày liệu có là điều bắt buộc khi tham gia các buổi seminar hay không ?
>>> Câu trả lời của cá nhân tôi là KHÔNG. Bởi vì các lý do sau đây:
      1. Kiến thức diễn giả cung cấp không thuộc lĩnh vực của bạn nghiên cứu, nên nếu như yêu cầu bạn nắm bắt ngay những điều mà người khác bỏ thời gian vài năm, vài chục năm để nghiên cứu là điều không thể. Bạn chỉ cần nắm được ý tưởng của diễn gỉa thì đã tốt lắm rồi.
      2. Lý do thứ hai là nếu buổi thuyết trình có quá nhiều nội dung, bạn chỉ cần nắm bắt các nội dung chính là đủ, không cần thiết phải cố gắng hiểu chi tiết, râu ria của từng ý. Khi cần thiết sử dụng kiến thức đó bạn có thể trao đổi liên lạc với diễn giả hoặc đọc thêm những công trình nghiên cứu của diễn giả đó.
>>> Tại sao cần phải tham gia những buổi thuyết trình mà ở đó trình bày những lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và xa lạ đối với nghiên cứu của bản thân bạn ?
>>> Như lời khuyên của thầy tôi khi tôi vừa bắt đầu vào học thì mới ban đầu, người nghiên cứu cần có kiến thức chuyên sâu, tập trung vào một chủ đề nhất định. Cái này tương tự như việc tự mình xác định sở trường của bản thân, hoặc bạn có thể hình dung như việc "luyện nội công" trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Sau một thời gian "tu luyện" bạn sẽ đạt được một mức nội công nhất định, và có thể "xuống núi". Điều này có nghĩ là bạn hoàn tất Ph.D. và bạn phải bắt tay vào những nghiên cứu khác, có thể liên quan hoặc không liên quan đến cái mà bạn đã vừa làm. Như vậy thì làm sao để có những kiến thức đó ??? Chính những lần tham dự seminar với nhiều chủ đề khác nhau sẽ giúp cung cấp cho bạn những hướng nghiên cứu, lĩnh vực mà bạn dùng sau này.
>>> Tóm lại, tham dự seminar dù bất kỳ chủ đề nào, "không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc".

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Installing Ocaml & Emacs in MacOS


Làm sao để cài Ocaml và Emacs trên Mac OS X

Hiện tại có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc lập trình Functional Programming. Ví dụ như: Camelia, CamelX, Eclipse + Ocaml, Emacs + Ocaml, … và rất nhiều công cụ nữa không thể kể hết được. Ở đây, tôi chỉ hướng dẫn lại cách cài đặt Ocaml và Emacs trên Mac OS X.

  1. Trước hết bạn phải cài đặt Ocaml.

  1. Kế đến download gói Emacs dành cho Mac OS.
http://www.gnu.org/software/emacs/

  1. Để sử dụng được Ocaml trên Emacs, ta sẽ dùng Tuareg Mode để cài đặt thêm.
    1. Trước tiên download Tuareg về Tuareg 2.0.1. Khi giải nén xong, bạn sẽ đặt folder đó ở vị trí xác định. Ví dụ: ~/Tuareg-2.0.1/
    2. Giải nén sẽ thấy trong đó có 2 file: camldebug.eltuareg.el.
    3. Trong thư mục ~/ bạn sẽ tìm file .emacs. Dùng Terminal để tìm (lệnh: open ~/.emacs). Nếu như không có file này, chỉ đơn giản là bạn tạo một file text, và lưu với định dạng là .emacs :D.
    4. Khi này, bạn chỉ cần mở đoạn chép đoạn code này vào file .emacs là xong.
(setq auto-mode-alist
          (cons '("\\.ml[iyl]?$" .  caml-mode) auto-mode-alist))
;; you should probably comment the next line or replace ~remy by another path 
(setq load-path (cons "~/tuareg-2.0.1/" load-path))
(require 'color-theme-arjen-new)
(color-theme-arjen-new)
(autoload 'caml-mode "ocaml" (interactive)
  "Major mode for editing Caml code." t)
(autoload 'camldebug "camldebug" (interactive) "Debug caml mode")


  1. Cài thêm Themes vào Emacs.
    1. Bạn muốn cài thêm theme vào thì sẽ phải download các theme.
    2. Sau đó chép các theme vào thư mục ~/tuareg-2.0.1/.
    3. Chèn thêm dòng lệnh sau đây:
(setq load-path (cons "~/tuareg-2.0.1/" load-path))
(require 'color-theme-arjen-new)
(color-theme-arjen-new)


  1. Kiểm tra và khởi động Emacs.
    1. Việc cài đặt như vậy là đã hoàn tất rồi.
    2. Chúng ta sẽ kiểm tra lại bằng cách mở chương trình emacs lên. Dùng lệnh sau để load thử ocaml mode: M-x caml-mode. Nếu không có báo lỗi gì thì chúng ta có thể thoải mái sử dụng Emacs để lập trình bằng ngôn ngữ Ocaml rồi nhé.

Vậy là xong. Chúng ta chỉ cần qua đúng bao nhiêu bước đó là có thể hoàn tất được việc cài đặt Emacs và Ocaml rồi.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Latex MAC OS

Khi sử dụng latex, đến phần insert hình thì mình gặp một chút khó khăn với hình ảnh cần insert. Nếu bạn nào sử dụng Mac OS thì sẽ biết phải Grab để chụp lại một phần / toàn màn hình / cửa sổ. Nhưng nếu bạn muốn thay đổi định dạng khác trong Grab, ví dụ như lưu ảnh dưới dạng pdf hay png, ... thì rất tiếc là Grab không cho phép. Định dạng mặc nhiên của Grab sẽ là file ... TIFF.

Sau khi tìm kiếm thì tôi phát hiện được một công cụ khác khá bất ngờ và thú vị mà chúng ta có thể hoàn toàn không ngờ đến khi sử dụng Mac OS. Đó là công cụ Preview: trong Preview có chức năng chụp màn hình giống y chang như Grab. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở đây là mình hoàn toàn có thể lưu ảnh kết quả dưới các định dạng khác nhau như png, jpeg, jpg hay pdf tuỳ ý.

Về cách insert hình vào trong latex thì tôi thấy rằng nếu như chúng chèn ảnh với bất kỳ định dạng gì thì Latex cũng phải dịch ảnh đó sang pdf, cho nên sẽ có một file có tên là được-chuyển-từ-gì-đó-sang-pdf.pdf. Vậy nên cách tiết kiệm công sức nhất là khi lưu hình chúng ta chọn sẵn luôn là hình dạng ... pdf.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Lại cuối tuần ...

Lại cuối tuần, ngồi trên lab mà đầu óc cứ nghĩ vẩn vơ. Ngẫm lại tuổi mình cũng còn trẻ chán, còn sức khoẻ và niềm đam mê. Những nhược điểm lớn nhất của tuổi trẻ lại chính là bị tình cảm chi phối. Những người độc thân bình thường còn gặp vất vả trong những tình huống chia lìa xa cách. Nói như vậy không có nghĩa là mình cũng phải giống như họ, nhưng cứ đến những ngày cuối tuần thì mình lại cảm thấy bâng khuân trong lòng, chợt nhớ những lúc gia đình sum vầy, đoàn tụ.
Nam Phương giờ đã biết làm nhiều trò khác nhau rồi, con biết giơ tay chào tạm biệt, biết ngoắc lại và làm mặt xấu. Mẹ Nam Phương thì phải vất vả ngược xuôi hàng tuần từ Sài gòn về Sadec, giống y như mình lúc trước. Đi riết cũng thành quen, nhưng để có được cái sự quen đó thì phải nói là vất vả lắm lắm. Thương hai mẹ con quá.
Hôm trước điện thoại về nhà, nghe nói mợ Năm muốn xin bộ quần áo của Nam Phương cho con anh Tí mặc sau này để nó dễ và ngoan giống như con. Mình cũng chẳng nhớ là hồi trước Nam Phương mặc đồ ké của ai nữa, nhưng kệ, mình không muốn con mình bắt chước ai cả, mà cho nó mặc đồ người khác để trộm vía làm cả nhà vui thì mình cũng không vấn đề gì.
Mong lắm ngày đoàn tụ ...

Giải trí cuối tuần - P2


Tại sao đàn ông sau khi cưới vợ thường béo hơn lúc còn độc thân
– Lúc độc thân, người đàn ông về nhà buổi tối, chạy vào bếp mở tủ lạnh nhìn, chán nản leo lên giường ngủ.
– Sau khi có vợ, người đàn ông về nhà buổi tối, nhìn lên giường ngủ, chán nản chạy ra bếp lục tủ lạnh.

Ban giám khảo ra đề như sau: “Giả sử bạn đang ngồi trong nhà hàng với cô bạn gái mới quen, bỗng dưng bạn muốn đi toilet. Vậy bạn sẽ nói với cô ấy thế nào?” Đây là câu hỏi trong cuộc thi “Người đàn ông thẳng thắn và lịch sự nhất” tại miền Nam nước Pháp, đất nước mà đàn ông vốn nổi tiếng về chủ đề này. Và giải nhất đã được trao cho một thí sinh có câu trả lời ứng xử như sau: – Xin lỗi cô, tôi phải ra ngoài giúp “người bạn nhỏ” của tôi một chút. “Người bạn” đó tôi hi vọng sẽ được giới thiệu với cô trong một dịp gần đây!

Giải trí cuối tuần - P1


Đi “tè” trong buổi yến tiệc mà chết gọi là Tiểu Yến Tử. 
Chết đuối gọi là Giang Tử. 
Chết ở nông trại gọi là Trang Tử. 
Người chết toàn thây là Nguyên Tử. 
Bị thiu cháy đen thui là Hắc Tử. 
Chết đi sống lại rùi chết tiếp là Song Tử. 
Chết trong bao là Bao Tử. 
Người to lớn mà chết gọi là Khổng Tử. 
Không ốm đau mà chết gọi là Mạnh Tử. 
Chết khi mọi việc đã hoàn tất gọi là Chu Tử. 
Cha chết gọi là Phụ Tử, mẹ chết gọi là Mẫu Tử. 
Em chết gọi là Đệ Tử, vợ chết gọi là Thê Tử. 
Chồng leo núi mà chết gọi là La Sơn Phu Tử. 
Thầy giáo chết gọi là Sư Tử. 
Học trò chết gọi là Sĩ Tử.



9 kiểu chết của… tinh trùng: 1. Lâu ngày không được xuất binh, BUỒN chết. 2. Nhịn cả ngày, cuối cùng được ra, MỪNG chết. 3. Trăm triệu anh em cùng xông lên, CHEN tới chết. 4. Sau khi ra, phát hiện chủ nhân tự giải quyết, UẤT ỨC chết. 5. Bị bắn xuống đất, TÉ chết. 6. Bị bắn vô tường, đụng BỂ ÐẦU chết. 7. Bị giấy vệ sinh chùi, KHÔ chết. 8. Sau khi bị chùi xong, lại bị quăng vô thùng rác, THÚI chết. 9. Cuối cùng cũng được chính thức lâm trận, đứa đầu tiên tới đích, ÐẮC Ý chết.



Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Bài báo & Sự tự tin

        Khi bắt đầu vào học chương trình Ph.D. 5 năm thì trường sẽ phát cho mỗi sinh viên một cuốn sách - tạm gọi là cẩm nang, kèm theo đó là một Thời khóa biểu, trong đó ghi rõ các cột mốc cần hoàn thành và khoảng thời gian tính bằng tháng tương ứng. Theo kinh nghiệm của những anh chị đi trước chia sẻ thì mỗi người sẽ phải tự xây dựng một lịch trình riêng cho mình và tự đặt mục tiêu phấn đấu cho riêng mình vì thời gian biểu chỉ ghi những cột mốc và khoản thời gian chung chung mà thôi. Ví dụ: từ lúc bắt đầu vào học là tháng 9, 17 tháng sau sinh viên phải hoàn thành báo cáo 1 (tương ứng master 1), trong 17 tháng đó, sinh viên lên kế hoạch thế nào, thực hiện ra sao thì hoàn toàn sinh viên phải tự quyết định lấy.


        Một vài chiến thuật cụ thể mà tôi muốn tóm tắt lại đây, trước là để ghi chú cho bản thân và sau nữa là chia sẻ với những bạn nào cần thiết.



  1. Chiến thuật ngắn hạn:

    • Các bạn có thể lên kế hoạch cho 6 tháng. Cụ thể, sau 6 tháng tôi sẽ có kết quả gì, kết quả có thể ở dạng paper cho conference hoặc workshop, technical report, … Kết quả đó có thể đăng ở hội nghị nào ? Cần phải target cụ thể hội nghị để có thể theo dõi DEADLINE quan trọng cần nộp. Những công việc này bắt buộc phải tiến hành song song, và quan trọng hơn nữa là chọn hướng nghiên cứu gì để có kết quả ngắn hạn và hỗ trợ cho mục tiêu dài hạn của chương trình Ph.D.

    • Nói một cách nôm na là theo lời khuyên của GS, bạn nên đầu tư chọn hướng nghiên cứu tốt, nếu chọn hướng tốt thì kết quả cứ lần lượt theo đó mà được công bố dưới dạng paper liên tục nhau. Điểm khó nhất mà mỗi sinh viên PhD cần phải học chính là điều này, luyện tầm nhìn và tầm cỡ.



  2. Chiến thuật dài hạn:

    • Một vài người có thể chọn chiến thuật khác, tôi sẽ theo đuổi những hướng nghiên cứu riêng, có thể 1 hoặc 2 hoặc 3 năm sau tôi mới đăng bài báo, nhưng đã đăng bài thì sẽ là những bài có tầm cỡ chẳng hạn.

    • Về cách này thì tôi chỉ muốn chia sẻ ngắn gọn mà thôi.



  3. Nhận xét:

    • Theo ý kiến cá nhân của tôi thì chiến thuật 1 có vẻ tốt hơn hết. Có một vài lý do sau đây khiến cho chiến thuật ngắn hạn (chiến thuật 1) tốt hơn:

      • Đem lại sự tự tin: sau 6 tháng được đăng kết quả ở một hội nghị nào đó sẽ đem lại sự khích lệ to lớn (đặc biệt đối với những người chưa có bài nào - như tôi chẳng hạn).

      • Được nghe nhận xét: kết quả của bạn làm sẽ được những người khác nhận xét và bình luận, do đó các bạn có thể biết được rất nhanh chóng là hướng này có nhiều người làm hay không? có thể dẫn đến bế tắc hay không? mọi người có xu hướng gỉai quyết bài toàn này nữa hay không? ….

      • Tăng kinh nghiệm viết bài: điều hiển nhiên là khi viết bài báo bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ là một vấn đề khá vất vả, qua đó bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm bổ ích hơn.

Bài báo & Sự tự tin

        Khi bắt đầu vào học chương trình Ph.D. 5 năm thì trường sẽ phát cho mỗi sinh viên một cuốn sách - tạm gọi là cẩm nang, kèm theo đó là một Thời khóa biểu, trong đó ghi rõ các cột mốc cần hoàn thành và khoảng thời gian tính bằng tháng tương ứng. Theo kinh nghiệm của những anh chị đi trước chia sẻ thì mỗi người sẽ phải tự xây dựng một lịch trình riêng cho mình và tự đặt mục tiêu phấn đấu cho riêng mình vì thời gian biểu chỉ ghi những cột mốc và khoản thời gian chung chung mà thôi. Ví dụ: từ lúc bắt đầu vào học là tháng 9, 17 tháng sau sinh viên phải hoàn thành báo cáo 1 (tương ứng master 1), trong 17 tháng đó, sinh viên lên kế hoạch thế nào, thực hiện ra sao thì hoàn toàn sinh viên phải tự quyết định lấy.


        Một vài chiến thuật cụ thể mà tôi muốn tóm tắt lại đây, trước là để ghi chú cho bản thân và sau nữa là chia sẻ với những bạn nào cần thiết.



  1. Chiến thuật ngắn hạn:

    • Các bạn có thể lên kế hoạch cho 6 tháng. Cụ thể, sau 6 tháng tôi sẽ có kết quả gì, kết quả có thể ở dạng paper cho conference hoặc workshop, technical report, … Kết quả đó có thể đăng ở hội nghị nào ? Cần phải target cụ thể hội nghị để có thể theo dõi DEADLINE quan trọng cần nộp. Những công việc này bắt buộc phải tiến hành song song, và quan trọng hơn nữa là chọn hướng nghiên cứu gì để có kết quả ngắn hạn và hỗ trợ cho mục tiêu dài hạn của chương trình Ph.D.

    • Nói một cách nôm na là theo lời khuyên của GS, bạn nên đầu tư chọn hướng nghiên cứu tốt, nếu chọn hướng tốt thì kết quả cứ lần lượt theo đó mà được công bố dưới dạng paper liên tục nhau. Điểm khó nhất mà mỗi sinh viên PhD cần phải học chính là điều này, luyện tầm nhìn và tầm cỡ.



  2. Chiến thuật dài hạn:

    • Một vài người có thể chọn chiến thuật khác, tôi sẽ theo đuổi những hướng nghiên cứu riêng, có thể 1 hoặc 2 hoặc 3 năm sau tôi mới đăng bài báo, nhưng đã đăng bài thì sẽ là những bài có tầm cỡ chẳng hạn.

    • Về cách này thì tôi chỉ muốn chia sẻ ngắn gọn mà thôi.



  3. Nhận xét:

    • Theo ý kiến cá nhân của tôi thì chiến thuật 1 có vẻ tốt hơn hết. Có một vài lý do sau đây khiến cho chiến thuật ngắn hạn (chiến thuật 1) tốt hơn:

      • Đem lại sự tự tin: sau 6 tháng được đăng kết quả ở một hội nghị nào đó sẽ đem lại sự khích lệ to lớn (đặc biệt đối với những người chưa có bài nào - như tôi chẳng hạn).

      • Được nghe nhận xét: kết quả của bạn làm sẽ được những người khác nhận xét và bình luận, do đó các bạn có thể biết được rất nhanh chóng là hướng này có nhiều người làm hay không? có thể dẫn đến bế tắc hay không? mọi người có xu hướng gỉai quyết bài toàn này nữa hay không? ….

      • Tăng kinh nghiệm viết bài: điều hiển nhiên là khi viết bài báo bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ là một vấn đề khá vất vả, qua đó bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm bổ ích hơn.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Kinh nghiệm những ngày đầu mới qua

        Tôi dự kiến viết ngay khi bắt đầu trở qua Tokyo, với mục đích ghi chú lại các công việc cần thiết phải tiến hành và cách thức tiến hành khi bắt đầu làm thủ tục nhập học.


  1. Resident card: đây được xem là chứng minh thư (tương đương hộ chiếu) mà ngoại kiều phải đem theo trong người suốt thời gian lưu trú ở Nhật. Thẻ được làm tại sân bay, ngay ở quầy nhập cảnh. Thủ tục này được thực hiện MIỄN PHÍ.
residence_card600-2012-10-6-15-13.jpg
  1. Residential Address: bước kế tiếp là lên phường xác nhận địa chỉ mà mình đang lưu trú. Khi thay đổi địa chỉ, mình phải lên phường hiện lưu trú để đăng ký lại địa chỉ. Khi bạn muốn mở tài khoản ngân hàng thì cần phải có xác nhận địa chỉ trên Resident card thì mới thực hiện được. Thủ tục này được thực hiện MIỄN PHÍ.
  2. Insurance: khi làm xác nhận địa chỉ, bạn nên làm luôn bảo hiểm. Đây là loại bảo hiểm do chính phủ Nhật tài trợ, trong trường hợp bệnh tật, sẽ được giảm 70% tiền viện phí (bao gồm cả phí khám răng, chụp X quang, …). Thủ tục này được thực hiện MIỄN PHÍ.
    • Tuy nhiên, có một bổ sung nho nhỏ là khi bạn đăng ký xong thì hàng tháng bạn sẽ nhận được hóa đơn đóng bảo hiểm với mức phí ~1.000 yen.
Insurance_Card.JPG-2012-10-6-15-13.jpg
  1. Thẻ sinh viên: đây là một trong những công cụ cực kỳ hiệu quả khi sử dụng cách dịch vụ ở Tokyo nói riêng - nói nôm na là “Bùa hộ mệnh”. Khi bạn trở thành sinh viên ở Nhật Bản thì bạn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi cho sinh viên.
    • Ví dụ cụ thể nếu như các bạn muốn đi thăm viện bảo tàng chẳng hạn, thông thường vé vào cổng khoản 700 đến 1.000 yen, khi bạn mang thẻ sinh viên theo và trình ra khi mua vé thì bạn có thể mua được ở mức giá 400-500 yen.
    • Một ví dụ khác là khi bạn mua vé xe điện theo tháng (gọi là thẻ commuter pass), bình thường bạn phải trả cho 8 trạm với giá là 7.500 yen, nếu có thẻ sinh viên, bạn chỉ cần phải trả số tiền là 4.080 yen (tiết kiệm được 45.6% so với giá thông thường).
isic-2012-10-6-15-13.jpg

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Học bổng SKKU Hàn Quốc

        Nhân dịp nói chuyện với một anh bạn đang đi du học ở Hàn Quốc về vấn đề săn học bổng và theo đuổi chương trình Tiến sĩ 5 năm (nghe ghê quá). Theo thông tin tôi được biết thì yêu cầu dự tuyển bên Hàn Quốc khá dễ và cũng khá thoáng, đặc biệt không yêu cầu nhiều kinh nghiệm lẫn bằng cấp. Giai đoạn này nhìn na ná giống phong cách nhận người ở Việt Nam ta. Điều trước tiên hết thảy là phải có quen biết với những người đang làm việc/học tập ở các phòng nghiên cứu (lab).


        Để biết được ông Giáo sư trong phòng nghiên cứu có cần tuyển ngừoi thêm hay không thì cách nhanh nhất là hỏi thăm qua những anh đang làm việc trực tiếp trong đó. Kế đến là vấn đề yêu cầu tối thiểu, anh văn :D. Đây là vấn đề thuộc nhóm vấn đề kinh điển và muôn thuở mà các bạn muốn đi du học đang rất ngán ngẩm.        Thông thường, yêu cầu về anh văn ở Hàn Quốc khá thoáng, chỉ yêu cầu TOEIC là được rồi, không cần quá nhiều thông tin cá nhân để có thể xin học bổng.


        Riêng trường hợp của tôi thì mặc dù đã liên hệ được với người đang làm trong lab cần tuyển người, biết được thông tin, nhưng có một vấn đề khác nảy sinh ở hiện tại, đó là bằng TOEIC của tôi đã hết hạn. Bây giờ là ngày 20 tháng 4, đến hết ngày 4-5 tháng 5 sẽ hết hạn nộp hồ sơ học bổng cho học kỳ mùa thu (trong năm 2012).


        Về vấn đề tài chính & học bổng, anh bạn này cũng cho biết thêm là GS hoàn toàn đồng ý cung cấp tài chính theo như mức khả năng bình quân cho người nghiên cứu sinh trong suốt 5 năm học. Nhiệm vụ của tôi bây giờ là phải thanh toán gấp 2 bằng TOEIC & TOEFL itp trong thời gian ngắn nhất có thể.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Quế nhân phò trợ - đại công cáo thành

        Thực tình mà nói thì chuyến này tôi quả thật là người rất may mắn. Trong quá trình xin học bổng lần này, đầu tiên là nhờ đại ân đại đức của các sếp Vũ, Duy & sếp Đức. Nhờ sự giới thiệu & tiến cử của sếp Vũ & Duy thì tôi mới có dịp xin được thư giới thiệu của sếp Đức, mặc dù tôi chẳng học ông khóa nào.


        Riêng về lần này thì lại được sự giúp đỡ của anh Nguyễn Vũ, tiến sĩ Mỹ chuyên về công nghệ phần mềm. Anh đã nhận chỉnh sửa và hướng dẫn cho tôi cách viết bài luận như thế nào. Chiều nay được dịp thảo luận với anh về những vấn đề liên quan đến viết lách thì đầu óc tôi cũng mở mang ra được chút ít :D.


        Nhiệm vụ cấp bách hiện giờ là phải viết cho thật nhanh gọn lẹ, để gửi cho bà xã nhận xét & góp ý trước, sau đó gửi cho các sếp chỉnh sửa sau.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Vượt qua trở ngại

        Thật sự tôi cũng không hiểu rõ lắm về chính bản thân của mình nữa. Bản thân mình giống như có đa tính cách khác nhau, mỗi một dịp khác nhau tôi có thể biểu hiện theo từng cách khác nhau mà tôi cảm thấy phù hợp nhất. Sở dĩ tôi phải trình bày như vậy là do có những chuyện vui mà tôi không thể cảm nhận một cách bình thường như tôi hình dung được. Ví dụ khi nhận được tin vui là mình sẽ được vào vòng trong của học bổng PS, đúng ra tôi phải là người cảm thấy hết sức vui mừng, nhưng niềm vui ấy chỉ thoảng qua mà thôi, tôi không cảm thấy vui nhiều về tin đó mà chỉ cám thấy mình phải lo lắng và chuẩn bị nhiều hơn nữa.


        Như vậy câu hỏi đặt ra là khi nào thì tôi cảm thấy vui, niềm vui nho nhỏ mà tôi có được là khi có thời gian ngồi bên … ly bia. Chắc bạn sẽ hỏi ngay là tôi suy nghĩ gì khi tôi viết ra những dòng này. Đầu tiên là tôi sẽ thở dài, dù biết rằng điều đó tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng tôi vẫn cảm thấy thư giãn khi uống bia và cảm thấy vui vẻ hơn, nhiều động lực hơn để phấn đấu. Đó là mặt tốt, ngược lại về mặt tiêu cực thì sao ? Câu trả lời là LUÔN Ở TRẠNG THÁI MẤT CÂN BẰNG. Khi uống quá nhiều thì thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán chường và thậm chí là mất sức khỏe. Vậy thật sự thì tôi thích gì ? Tôi thích chơi thể thao, môn thể thao tôi yêu thích nhất là BƠI LỘI.


        Vậy trở ngại hiện tại của tôi là gì ? Mất thăng bằng trong cuộc sống. Cảm giác chơi vơi, cô độc, không người chia sẻ, không điểm tựa. Đó là điều tôi cảm thấy ở thời điểm hiện tại.


        Điều này dẫn đến hệ quả gì ? Tôi cảm thấy uể oải khi bắt đầu lại công việc vào ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, không bắt kịp nhịp công việc như yêu cầu.


        Như vậy mình cần kỹ năng gì để tái tạo lại năng lượng & tiếp tục làm viêc một cách hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” này.


        



  1. Tâm sự:

    • Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề chính là phải biết đươc vấn đề cua rmình là gì.

    • Phải hoàn toàn thành thật và thẳng thắn với chính mình. Nếu bạn che giấu bất kỳ vấn đề nội tâm nào, bạn sẽ không thể nào giải quyết được nó.



  2. Đối tượng để tâm sự:

    • Thời gian là vàng bạc, tri kỷ cũng khó tìm. Như vậy làm sao để chia sẻ & giãi bày những gút mắt trong lòng của mình.

    • Không nhất thiết phải là người, một điều quan trọng là các bạn muốn nói những điều thật trong đáy lòng mình. Nếu mình tự suy nghĩ mà không ai biết được thì sẽ rất là khó khăn, với cuộc sống bận bịu như hiện nay, tìm được một người có nhiều thời gian cho người khác giải bày tâm sự là một điều cực kỳ khó khăn. Do đó xác suất thành công của phương án này sẽ rất thấp.

    • Một phương án thay thế chính là dùng nhật ký, như cách tôi đang dùng hiện tại chính là viết nhật ký. Bản chất cảu nhật ký là chúng ta sẽ chỉ để riêng mình đọc mà thôi, nên tuyệt đối không có vấn đề gì không thể tiết lộ được. Nếu bạn lo lắng về vấn đề an toàn dữ liệu và tính riêng tư, tôi sẽ chỉ cho các bạn cách để bảo quản dữ liệu của mình.



  3. Giải pháp:

    • Khi đã bộc bạch được mọi tâm sự thì mình có thể cảm thấy phấn chấn & nhẹ nhàng hơn, đồng thời cũng gỉải toả được nhiều điều mà mình cảm thấy khó chia sẻ.

    • Trong quá trình tâm sự thì mình hoàn toàn có thể lấy lại được cảm giác thăng bằng, cảm giác được chia sẻ và có nhiều năng lượng hơn.


Chán nản quá

        Không hiểu vì lý do gì, mà giờ mình lại thấy trống rỗng.


        Đúng hơn là một nỗi sợ hãi vô hình, khi bắt đầu những thứ mình không biết.


        Như vậy chí khí của mình đâu ? Tại sao lại không bắt đầu làm việc, mà lại lo sợ, nghĩ ngợi quá nhiều về cái việc bắt đầu từ đâu.


        Bản chất là mình có nhiều câu hỏi cho chính bản thân mình, nhưng mình lại không biết tìm câu trả lời ở đâu. Thực sự thì mình cảm thấy cực kỳ cô độc trên con đường nghiên cứu, nhưng có lẽ dấn thân vào con đường này thì phải chấp nhận cái giá của nó. Càng thấm thía được nỗi cô đơn trong nghiên cứu, thì mình lại càng phải thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt.


        Quay trở lại phương pháp viết lách mà ngày xưa mình hay sử dụng để giải quyết vấn đề. Trước tiên là phương pháp chia để trị, mình phải tự xác định lại mình đang gặp phải những vấn đề gì ? Sau đó phân loại những vấn đề nào thực sự ảnh hưởng đến công việc viết lách cho học bổng PS lần này. Có cần phải kêu gọi hỗ trợ hay không, ở mức độ nào, …



  1. Tên đề tài của mình là gì ?

  2. Hướng nghiên cứu như thế nào, liệu giáo sư có chấp thuận hay không ?

  3. Mình nên đọc những cái gì để có tư liệu viết ?

  4. Có nên email cho cô Nhi để xin tư vấn hay không ?

  5. Làm cách nào để viết một bài tốt ?

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Săn học bổng (phần 2)

        Trong cuộc chạy đua giành học bổng lần này, trong bộ môn tôi có 2 ứng viên, một bạn là giảng viên mới được tuyển dụng và tôi. Sau vòng phỏng vấn thì một ứng viên đã bị loại, tôi may mắn được vào vòng tiếp theo, vòng viết đề cương. Bây giờ là phần căng thẳng nhất, các ứng viên phải tự thể hiện khả năng đọc hiểu vấn đề, trình bày vấn đề mình muốn nghiên cứu & đồng thời lên kế hoạch dài hạn cho việc học tập.


        Sau kỳ nghỉ lễ lần này, tôi có được thời gian chuẩn bị theo như thông báo là ngày 16 tháng 4 sẽ hết hạn nộp. Tuy nhiên, thực chất tôi phải hoàn tất vào ngày 13 tháng 4. Hiện tại là ngày 02 tháng 4, tôi chỉ còn có 11 ngày để hoàn thành tất cả mọi việc trước khi đi dạy ở Cà Mau.


        Hy vọng rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Tài chính là một vấn đề nan giải. Tình cảm cũng lại là một vấn đề quan trọng không kém. Dung hòa mọi chuyện tuyệt đối không phải là điều đơn giản và tầm thường.


        Sau mấy ngày nghỉ lễ thì công việc lại bắt đầu một cách chậm chạp và đây uể oải, bây giờ mình không có nhiều thời gian cho các việc khác, chỉ có một mục tiêu duy nhất và độc nhất, đó là hoàn thành tốt bài mini-thesis để giành học bổng Panasonic năm 2013 này.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Săn học bổng (phần 1)

        Vậy là đã được 2 ngày từ khi nhận được tin vui từ công ty Panasonic. Từ khi còn ở Nhật, tôi đã biết được thông tin học bổng Panasonic qua các anh chị đi trước trong cuộc gặp gỡ ở Tokyo. Về thể lệ thi cử thì yêu cầu khá nghiêm ngặt, học bổng PS được đánh gía là một trong những học bổng có chất lượng cao và đầy trách nhiệm. Thể hiện qua việc ứng viên nhận được hổng bổng có quyền lựa chọn bất kỳ giáo sư nào ở Nhật và bất kỳ trường đại học nào ở Nhật để theo đuổi chương trình Thạc sĩ.


        Tôi đã vượt qua được vòng loại, xét dựa trên hồ sơ của ứng viên. Bây giờ tôi đang chuẩn bị cho vòng thi thứ 2, phỏng vấn trong vòng 60 phút. Một câu hỏi lớn nảy ra trong đầu tôi ngay khi tôi nhận được thông báo này là: CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ CÓ BUỔI PHỎNG VẤN TỐT ?


        Thử điểm qua những lý do tại sao tôi lại theo đuổi học bổng ở Nhật:


  1. Con người hiền hòa.
  2. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
  3. Truyền thống sánh vai cùng hiện đại.
  4. Khoa học công nghệ tiên tiến.
  5. Có những giáo sư đầu ngành.
  6. Trang thiết bị hiện đại.
  7. Môi trường học tập / nghiên cứu rất tốt.
        Liệt kê những giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực của bạn:
  1. Professor Zhenjiang Hu.
  2. Professor Hiroyuki Kato.
  3. Professor Soichiro Hidaka.
  4. Professor Neil Jones.
  5. Professor Buneman.
  6. Professor ….
  7. Professor ….
  8. Professor ….
  9. Professor ….
  10. Professor ….
        Còn rất nhiều những công việc cần chuẩn bị từ ngày hôm nay cho đến khi tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Bây giờ hãy tiến hành từng việc, từng việc một. Không cần lo nghĩ gì nhiều nữa. Ưu tiên hàng đầu là săn học bổng này. Nhất định mình phải là người đầu tiên ở bộ môn Công Nghệ Phần Mềm săn được học bổng này. Nhất định mình sẽ là người chiến thắng.

        Tại sao bạn là người giành được học bổng:



  1. Tôi là người tự tin.

  2. Tôi có khả năng nghiên cứu rất tốt.

  3. Tôi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

  4. Tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của mình.

  5. Tôi có được thư giới thiệu rất tốt.

  6. Tôi đã từng học ở Nhật Bản trong 6 tháng.

  7. Tôi có quyết tâm cao.

  8. Tôi có sự chỉ dẫn kỹ lưỡng từ những người đi trước.

  9. Tôi có được cảm tình của giáo sư ở Viện thông tin Nhật Bản.

  10. Tôi có động lực mãnh liệt.