Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Đời Như Ý

Đời Như Ý

1. Không giống như người ta, hễ thích cải lương thì đặt tên con là Ngọc Huyền, Lệ Thủy, mê phim Việt Nam thì đặt tên Diễm Hương, Việt Trinh, chú Đời đặt tên cho hai đứa con gái mình là con Như, con Ý.
Ai cũng hỏi, “Làm gì có chuyện đời như ý?”. Chú Đời cười, hàng ria mép xoăn tít xồm xoàm quớt lên, tự hào, sao mà không?
Nhìn vẻ mặt này không ai nghĩ chú mù, thấy sao mà tự tin, thanh thản quá chừng. Không ai biết chú khổ còn hơn… cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời Chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngơ. Hai đứa con gái đứa mười, đứa tám tuổi phụ cha đem vé số tới mời từng sạp chợ. Đứa nào mặt mày cũng xấu xí, lem luốc, đen đúa, nên nghe cha tụi nó kêu con Như con Ý ai cũng cười.
Một ngày của gia đình chú Đời bắt đầu từ sáng sớm, chú buộc vô mình sợi dây điện nối giữa cây đờn với cái loa con Như đang cầm, nó ghịt dây thì chú bước tới, chùng dây thì đứng lại. Con Ý nhỏ con chạy lăng xăng đằng trước, đứng coi búp bê người ta chưng tủ kiếng. Vợ chú vừa đi vừa ca hát đằng sau, nhặt hoa phượng để lên đầu. Cũng giống như những người hát rong khác, nhà chú có cả thảy bốn người nhưng trên con đường tấp nập, trông họ nhỏ nhoi, cô độc làm sao.
Ở thành phố này có chừng đến ba bốn người hát rong, họ dìu dắt từng đôi, ở tận đằng xa, người ta nghe tiếng ca là biết gánh của ai rồi. Có đôi vợ chồng già ca mùi như Thanh Sang, Thanh Nga; có một đôi trẻ hơn, ông chồng đưa hơi như Trọng Hữu. Chú Đời ca dở, giọng hơi giòn, chói, thuộc lòng chỉ mấy bài “Chiếc áo người vợ hiền”, “Con gái của mẹ”… nghe mắc chán. Nhưng chú đi đằng đầu phố, gió đàn lại cuối phố nghe tiếng được tiếng mất nhưng người ta biết ông “Đời Như Ý” sắp đi qua. Cái miệng của ông này sao mà lanh dữ vậy, luôn miệng gọi Ý con, con đừng có đi xa, con Như đi chậm một chút, ba theo muốn đứt hơi rồi, coi má con đâu. Mình ơi, mình à, mình lại gần tui nè. Rồi oang oang bảo vé độc đắc chiều nay nằm ngay đây, ngay trân chỗ này nè. Có hai ngàn một vé, ăn gói xôi chưa kịp mắc răng đã hết, mua giúp tờ vé số đặng giúp tui xóa đói giảm nghèo. Mua đi, để tui đi xin bà con cũng mắc… cho hà. Mấy ông chạy xe ôm nói chú rao làm sao mà láu cá quá, không biết mù thiệt hay mù giả mà sao cái miệng leo lẻo vậy. Chú gỡ mắt kiếng đen ra, cười với đôi mắt lạnh lẽo, sâu hút, “Mấy anh nghĩ vậy riết quen, em đui tối thiệt thòi, rên rỉ, than vãn cũng đâu hết thảm. Mà, em đang sung sướng quá chừng đây, kể lể nỗi gì”.
Theo chú nói thì chú sung sướng thật. Vợ chú đẹp, vui vẻ (vì cười hoài), có đi nhậu vợ chú cũng không chù ụ như vợ người ta. Không ngã lòng trước sự hào nhoáng xa hoa, chồng người ta sao mà đẹp trai, sao mà giàu hơn chồng mình. Chỉ cần mỗi bữa sáng, chú mua cho vợ hai ngàn đồng cà phê sữa là vợ mừng rưng rưng nước mắt. Chú sung sướng vì còn có hai chị em con Như con Ý, nhỏ xíu mà giỏi, dễ dạy, đẹp đẽ. Nghĩ vậy nên chú Đời phải vui, vui vì vừa lòng với những gì mình đang có.
Những trưa nắng gia đình chú tạt vào hiên chợ Bách Hóa, nghỉ chân. Con Như lãnh tiền, chạy đi mua cơm về ăn. Họ ngồi giữa ngọn gió mát lồng lộng. Chú Đời lúc nào cũng ngồi ăn chậm rãi, nghe ngóng chung quanh như canh chừng, như bảo vệ bữa ăn thiêng liêng của nhà mình. Chú nghe tiếng đũa khua tinh tang, cuống quít lên miệng chén là biết đứa nào đói đứa nào không. Rồi cằn nhằn vợ, “Mình ăn chậm thôi, nghẹn bây giờ, đó, nghe ặc ặc rồi đó. Con Như lấy nước mà uống. Coi gỡ xương cho em Ý với, con”. Bữa nào ăn cơm xong, chú cũng ngồi chải đầu cho ba mẹ con họ, ai đi ngang khen chơi, cha, bữa nay hai đứa nhỏ đẹp gái dữ, chú sướng quá cười hích hác. “Nó giống mẹ. Giống vợ em mới đẹp, giống em xấu hì. Mà, ngộ quá, con của mình, xấu mấy cũng thấy đẹp thấy thương”.
2. Quẩn quanh mấy chợ, mấy khu phố quen hoài bán không chạy như trước, chú Đời phải ráng đi tới tối mịt mới về. Giọng chú ngày càng khàn, nghe khen khét như nồi cơm quá lửa. Đi qua mấy quán nhậu, có người kêu vô, đưa ly rượu, chú trịnh trọng nâng ngang mày đa tạ, chỉ hít tới hít lui khen “Rượu ngon. Mùi đã thiệt” nhưng không uống, chú bảo lúc này giọng dở quá, hình như nghe không khỏe trong mình.
Nên có lúc giọng ca của chú lật bật như hai hàm răng đánh vào nhau, chú biểu con Như đi mua Anagin về cho chú uống. Mấy cô tiểu thương trong chợ cằn nhằn, thằng cha mầy lúc này ca gì như là sốt rét, “Chiếc áo người vợ hiền” hay vậy mà ca lụm cụm như “chiếc áo bà già”. Một bữa đi ngang qua trạm y tế phường, con Như dụ, nó nói trong trạm có khám bệnh miễn phí, nên nó dẫn chú vào. Lát sau, lúc từ phòng siêu âm bước ra, chú Đời giận quá, mặt xanh, tay chân run rẩy, “Ba đã nói có bịnh hoạn gì, làm tốn hết mười lăm ngàn đồng bạc”.
Chú Đời mau giận mà cũng mau quên. Bữa sau chú còn sắm đồ cho hai chị em con Như. Diện quần áo mới, tắm rửa kỳ cọ sạch sẽ, ai cũng bật ngửa, “vậy ra ông này mù mà tinh, ổng đâu có xạo, mấy đứa cũng ngộ gái quá chớ”. Dì Liễu cũng khen.
Dì Liễu bán xoong chảo ở trong chợ Bách Hóa, không có con nên thích con nít, hay rờ rờ đầu chị em Như, Ý, nói với mấy bà bạn, “tui khoái chị em con nhỏ này, nghèo vậy mà đàng hoàng, không đá cá lăn dưa”. Con Như nghe thích lắm, về nói với ba, chú Đời hỏi, dì Liễu thích con hay thích con Ý. Như bảo thích bằng chang nhau. Cho con cục kẹo thì cũng cho con Ý một cục. Chú Đời thở dài, “Ba già rồi, hát ca hết ra hơi rồi, chắc là nuôi mấy má con con không nổi, hay là ba cho bả một đứa, nghen”.
Dì Liễu tính đâu chú nói chơi, con người quý con như mạng mình, nói cho là cho sao. Ai dè chú làm thiệt. Dì Liễu mừng lắm, những bữa chợ vắng có một đứa hủ hỉ, trông đồ cho mình ngủ cũng vui. Dì chọn con Ý vì khuôn mặt nó đẹp, sáng sủa chứ không buồn bã như con Như. Dì còn đi coi thầy, chọn ngày tốt để rước con Ý về.
Hôm con Ý về với dì Liễu là rằm tháng Hai, chú Đời biểu con Ý mặc đồ mới, kéo nó ngồi vô lòng mình, chú chải tóc cho nó, chú chải lâu vì nó cứ tức tưởi liên hồi. Chú hỏi bữa nay con mặc áo màu gì, nó bảo màu xanh. Chú dặn lòng, mình sẽ nhớ hoài, lúc xa chú, con Ý mặc đồ xanh, mặc dù chú không biết màu xanh ra sao. Chú kêu vợ lại, biểu, “Mình hôn nó một cái đi, mai mốt nó không ở với nhà mình nữa. Mình đẻ ra nó mà tui không nuôi, mình đừng có giận”. Vợ chú đâu có giận. Chỉ có con Như giận, nó nức nở, “con thương con Ý nhất nhà mà, ba”. Chú không thương à? Thương, nhưng chú chắc dạ lắm, bước đi là đi một nước. Vợ chú rên ti tỉ, ngoái lại nhìn phía chợ hoài. Con Như vẫn khóc. Chú hỏi nó, “Con Ý có nhìn theo không, con”. “Có, ba à, tội nghiệp nó quá”. Dường như con đường có nhiều ổ gà sao nghe chông chênh quá. Chú Đời cắn môi bước tới.
Nhưng đến chạng vạng, lúc quay về nhà trọ đã thấy con Ý ngồi lù ở cửa. Từ đó không cách gì bứt nó ra được. Chú năn nỉ nó quay lại với dì Liễu, nó không nghe. Chú lấy gậy đánh, nó cắn răng chịu. Chú đưa vợ với con Như trốn khỏi thị xã nó cũng biết cách lần theo. Bảy tuổi, con Ý cũng đã bảy năm lưu lạc giang hồ chớ giỡn. Cuối cùng, một đêm, chú bắt nó ngồi trước mặt mình, ôm lấy đôi vai xương xẩu của nó, chú nói cho con Ý nghe một câu chuyện đau lòng, chú nói nó không phải là con ruột của chú, chú lượm nó ở ngoài đống rác bệnh viện. Chú nuôi nó tới chừng này là để kiếm người bán lại. Dì Liễu cũng trả cho chú hai triệu chớ đâu có ít. Con Ý nhìn tệp tiền chú rút ra từ túi áo, mặt nó lạnh băng. Sáng sau, chú Đời đưa con Ý trở lại với dì Liễu. Lúc quay đi chú hỏi con Như, “Nó có nhìn theo không, con”. Con Như nói không. Chú ừ, nấc khan một tiếng rồi cất tiếng ca, “Nuôi con khôn lớn không mong gì con nuôi lại mẹ…”, sao mà nghe nghẹn ngào như đang khóc.
Con Như sợ rồi sẽ tới phiên mình. Nó cuống quýt sống, cuống quýt yêu thương chú Đời. Nó ăn ít, lấy đồ cũ ra mặc như thể chứng minh rằng nuôi nó cũng không tốn kém gì mấy. Chú Đời hiểu lòng nó, hay hôn lên mái đầu khét nắng của nó, lặng lẽ thở dài. Lấy số tiền dì Liễu cho, chú Đời đưa vợ vào bệnh viện. Bác sĩ nói vợ chú bệnh đã quá lâu, không có hy vọng chữa lành, nhưng cứ ở lại điều trị một thời gian xem sao. Chú Đời ôm vợ vào lòng, ngồi ngay chỗ băng đá đằng trước, chú nắn đôi tay, rờ rẫm mãi lên mặt vợ, biểu: “Mình ở đây nghen, ráng mau hết bệnh về nấu cơm cho tôi ăn, nói chuyện với tôi chơi. Hồi cưới mình tới giờ, chưa khi nào mình nói câu nào tử tế với tôi, tôi cũng buồn lắm”. Vợ chú cười.
3. Cả gia đình lang thang đó giờ chỉ còn hai người. Đêm khuya trở giấc, chú Đời kéo mền đắp cho con Như, vô tình đôi tay chú quệt trúng hai hàng nước mắt. Chú biết nó thức, chú hỏi “Sao vậy, con đau bụng hả?”. Nó tức tưởi, “Bây giờ chỉ còn có mình con, ba đừng bắt con đi đâu hết, để con dẫn đường cho ba, mua thuốc cho ba uống, phụ bán vé số, nghen ba”. Chú ừ, bỏ con đi đâu bây giờ.
Chú thường vòng qua chợ Bách Hóa, chú không hát, không dừng lại bán, chỉ kêu con Như tỏ mắt nhìn con Ý coi bữa nay nó mặc áo màu gì, mập ốm ra làm sao, tóc dài bao nhiêu rồi. Đứa con gái lớn buồn bã bảo, “em con mập lắm, trắng hơn hồi nó còn ở nhà mình. Nó cắt tóc tém, coi giống con trai lắm, nó nhìn thấy con mà giả đò như không thấy vậy, ba”. Không mặc đồ xanh ba mua à? Không, lâu rồi nó không mặc nữa. Chú nghe vừa mừng vừa đau. Vậy là nó quên chú rồi, nó yên lòng bên người mẹ mới. Vậy là từ nay chú đã xa mãi đứa con này. Lụi hụi hết mùa nắng, giọng chú tắt khèn khẹt trong cổ họng, thậm chí không thể cất lời rao. Chú đờn cho con Như ca, tiếng ca ngọng ngịu và non nớt lắm, vô vọng cổ luôn bị đứt giữa chừng. Tội nghiệp, con nhỏ không có tài, ngáy còn lạc giọng mà ca nỗi gì. Những lúc ngồi bên con, nghe nó ăn giá sống cho họng bớt khan, chú Đời muốn khóc, thấy mình bất lực trước bệnh tật. Chú bảo, “Thôi, bỏ nghề, con”.
Đã thấu gần hết cái khổ của kẻ hát rong, đã mỏi đôi chân ròng rã, chú Đời bán cây đờn, cái loa với bộ bình ắc quy. Chú xin cho con Như đi chạy bàn, rửa chén ở quán hủ tiếu Nam Vang. Mới đầu nó không chịu, nó nói ba ở nhà một mình không được. Hồi đó ba buồn còn đờn lửng tửng chơi, bây giờ đờn cũng không còn. Nhưng rồi đến bữa cơm, nó đổi ý, nó không thể để chú Đời quẹt kho quẹt vầy hoài. Một bữa trưa, nó bưng tô nước thịt có nhúng nắm rau chạy về, chú Đời rầy nó làm vậy chi, ông bà chủ chắc không thích, nó cười, chú thím Sảnh biểu con đem về cho ba đó. Người ta thương con lắm. Chú Đời bảo, cuộc đời này, thiệt nhiều người tốt.
Một bữa trưa, chú Đời bắt nó ngồi lâu với chú thêm một chút nữa. Chú lấy lược ra chải đầu cho nó, tóc nó đã dài chấm thắt lưng. Chú nói, không biết chừng nó mười tám hai mươi tuổi tóc dài cỡ nào hen. Con Như cười, chừng đó cho ba chải đầu, thắt bím cho con mệt luôn. Chú Đời bảo, từ đây tới đó còn lâu. Rồi chú than, sao mà chú nhớ vợ với con Ý quá chừng. Con Như bần thần, “Hồi đó, nhà mình vui biết bao nhiêu hén, ba”.
Ừ, vui. Trưa vầy, nếu không ở bên hông chợ thì cả nhà chú cũng tụm lại bên một gốc cây nào đó có bóng mát, nghỉ chân, ăn cơm. Hai đứa con nhỏ của chú bữa nào cũng không chịu ngủ lấy sức mà mải mê búng thun. Mở miệng ra rầy, con Ý nịnh, “để con nhổ tóc bạc cho ba”. Nó nói đầu ba bạc nhiều lắm, rồi đặt sợi tóc lên bàn tay chú, trời ơi, sợi tóc mỏng tanh, nhẹ te vầy mà nó cũng thấy, con mắt nó sáng ghê. Rồi chú nhớ tới người vợ hay tựa đầu vào vai chú ngủ khì, trong trẻo, vô tư như trẻ con. Tự dưng chú Đời thèm được sống lại những buổi trưa ấy, những buổi trưa đã xa rồi, đã xa mất rồi. Chú biểu, “Mai con chạy ra chợ Bách Hóa, hỏi dì Liễu cho con Ý về, ba gặp một chút, sao… ba nhớ nó quá hà”. Nhưng con Ý đâu còn ở chỗ dì Liễu nữa, dì nói nó đi rồi. Con Như tưởng dì giấu, cứ theo năn nỉ hoài, “tội nghiệp ba con mà, dì, cho nó về một chút thôi rồi mai mốt con không lại xin dì nữa”. Dì Liễu vốn là người nhân hậu, dì chỉ biết nắm tay nó mà khóc ròng.
Là thật. Con Ý đã bỏ nhà đi bụi đời là thật. Nó đi vì lâu rồi mà không được nhìn thấy người cha tội nghiệp ấy dắt chị nó lặng lẽ qua chợ. Nghĩa là ba nó đã không còn thương nhớ nữa. Vậy thì ở lại làm gì? Con Như quay về, nó phải dừng lại rất lâu, nó không biết phải nói thế nào cho chú Đời đừng đau xót. Nó ngập ngừng đứng chỗ cái hàng ba đầy rêu ướt, chợt nó nghe tiếng hát, trời ơi, là tiếng hát của má nó. “Ầu ơ. Đường dài ngựa chạy biệt tăm. Ơ… Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ”. Con Như mừng rỡ xô cửa bước vào, má nó đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng, rồi thì thào:
- Đừng la lớn. Mệt rồi. Ngủ đi.
Con Như chạy lại ôm má nó, nó nghĩ chắc chú Đời giả bộ đây, trông con Ý thấy mồ mà không chịu dậy. Nó chọc lét vô mấy cái xương sườn của chú, nhưng chọc mãi, chọc mãi, chú không bao giờ thức nữa.
4. Làm gì có chuyện đời như ý?
Nguyễn Ngọc Tư

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Viết paper - phòng tránh bị coi là "đạo văn"

"Đối với những người than phiền không có cách nào diễn giải ý tưởng của người trước tốt hơn, tôi thường chỉ ra vài mẹo. Những mẹo này chưa chắc làm cho câu văn tốt hơn, nhưng sẽ không vướng phải tội đạo văn. Thông thường tôi khuyên đương sự vài mẹo diễn tả ý tưởng như sau:

(a) Thay đổi vị trí từ ngữ trong câu văn. Chẳng hạn như nếu người ta dùng chữ before, thì mình thay thế bằng những chữ có nghĩa gần với chữ gốc, như previously, beforehand, prior, in the past, v.v. 

(b) Thay đổi thể văn chủ động (active) sang thụ động (passive), hay ngược lại. Nếu người ta viết “Optimizing peak bone mass during the early years is thought to be a key factor in preventing osteoporosis later in life” thì mình có thể viết lại theo thể chủ động “To prevent postmenopausal osteoporosis, several experts consider that it is important to build bone mass during adolescence”, và dĩ nhiên không quên đề nguồn. 


(c) Nếu câu văn gốc hơi dài, thì mình chia câu văn thành nhiều cáu văn ngắn, và viết lại theo ý tác giả. " - Nguyễn Văn Tuấn


Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Về thăm quê anh

Đọc “vì sao gái miền Tây làm nghề nhạy cảm?”

  • Home page: Nguyen Van Tuan - Garvan - http://tuanvannguyen.blogspot.jp/
    Đọc “vì sao gái miền Tây làm nghề nhạy cảm?”

    Thoạt đầu tôi không để ý đến bài báo này, nhưng thấy Pv Lê Ngọc Sơn đưa vào fb và thấy các bạn bàn luận tôi mới đọc qua cho biết. Đọc xong tôi thấy đây là một bài báo có rất nhiều điểm đáng bàn. Đáng bàn không phải vì sự thật (đúng ra là tính hư cấu) trong bài báo, mà là khả năng nhận thức của người viết bài báo. Có nhiều câu chữ mang hơi hám khoa học nhưng thật ra là phi khoa học. Đáng lẽ toàn bộ bài viết phải gọi là “ngụy khoa học” thì đúng hơn. Tính nguỵ khoa học (pseudoscience) trong bài này nó bàng bạc trong các thói nguỵ biện phổ biến.

    Cái nguỵ biện thứ nhất là nói bâng quơ. Chẳng hạn như câu “con gái miền Tây đi làm những nghề nhạy cảm như massage, tiếp viên… nhiều hơn những con gái miền khác. Thật ra, tôi cũng có thể nói khơi khơi thế này: “con gái miền Tây đi làm công nhân trong mấy hãng xưởng ở Bình Dương và Long An nhiều hơn con gái miền khác”. Tôi nói thế là vì tôi hay đi đến những hãng xưởng đó và có cảm nhận như thế. Còn những người hay đi uống bia ôm và massage thì thấy gặp con gái miền Tây nhiều, nên có cảm nhận như thế. Nó cũng chẳng khác gì người ta thấy nhiều người mắc bệnh tả có thói quen ăn thịt chó, thế là người ta nghi rằng thịt chó là nguyên nhân bệnh tả. Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là so sánh giữa bao nhiêu người ăn thịt chó mắc bệnh tả, và bao nhiêu người không ăn thịt chó mắc bệnh tả. Bài học thứ nhất ở đây là: nói một chiều và không có nhóm chứng (control) là phạm phải lỗi nguỵ biện.

    Thứ hai là nguỵ biện thống kê. Tiêu biểu cho nguỵ biện này là câu khẳng định “Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên”. Đây là một câu phát biểu rất khoa học, vì không phải ngẫu nhiên, tức là có hệ thống. Cái lỗi hệ thống mà tác giả này chứng minh trong mấy đoạn sau là do con gái miền Tây hay đua đòi, thất học, và do đó suy nghĩ đơn giản (dễ bị chiêu dụ). Quan trọng là chữ “ngẫu nhiên”. Nếu tác giả chỉ đọc vài bài báo thấy ai cũng nói con gái miền Tây đua đòi và còn thất học, tác giả đã bị người khác cấy vào não cái ý tưởng rằng con gái miền Tây quả thật hay đua đòi và thất học. Nhưng có thể đó chỉ là ý kiến cá nhân của vài kí giả, chứ chẳng có dữ liệu gì để đi đến một kết luận nghiêm chỉnh. Vài kí giả thì có thể chỉ là ngẫu nhiên (có thể họ hay đi nhật nhẹt trong các quán bia ôm), nên khó mà nói mang tính đại diện được. Do đó, đáng lí ra, để chứng minh không phải là ngẫu nhiên, tác giả phải trình bày vài dữ liệu để thuyết phục độc giả. Hay hơn nữa, tác giả có thể tính toán (như trị số P) để độc giả thấy. Khi các kí giả có trình độ khá đưa tin về vaccine phòng chống HIV bên Thái Lan, người ta trình bày trị số P = 0.04 để cho thấy hiệu quả đó không phải là ngẫu nhiên. Nhưng tôi ngờ rằng tác giả bài này khó mà tính được trị số P, mà có tính được thì chắc gì đã hiểu. Lỗi nguỵ biện thứ hai ở đây là hồ đồ.

    Thứ ba là tác giả đi từ võ đoán này đến võ đoán khác. Sau khi cho rằng “nhiều người” (lại “nhiều”!) miền Tây “cực kì cưng chiều con gái”, tác giả đi đến một phán xét rằng “Thế nên, ngay từ nhỏ, con gái miền Tây đã không phải lao động dãi nắng, dầm mưa, quá lắm chỉ là làm các công việc nội trợ trong gia đình.” Cái này là rõ ràng một sự võ đoán. Là bậc cha mẹ ai không cưng chiều con, đặc biệt là con gái. Đáng lẽ phải thấy đó là một điểm son chứ, để phân biệt với loại người (phải dùng chữ “loại”) trọng nam khinh nữ. Nhưng cưng chiều không có nghĩa là ở nhà suốt ngày lo mài dũa móng tay, bôi son, trét phấn như mấy cô gái thị thành. Tôi có thể lấy gia đình tôi ra làm ví dụ. Mấy em gái của tôi vẫn làm ruộng. Thật ra, hầu hết những người gặt lúa, cấy lúa ở miền Tây là phụ nữ. Có lẽ tác giả bài này chưa sống ở miền Tây nên nói quá bậy. (Chữ "bậy" ở đây là còn nhẹ, tôi có thể dùng chữ nặng hơn, nhưng có lẽ không cần thiết).

    Cũng nằm trong cái lỗi võ đoán, tác giả phóng bút viết rằng “Chỉ cần quăng tay lưới hoặc cắm cây xuống lớp đất màu mỡ, họ sớm nhận được thành quả mà ít phải bỏ công sức hơn nơi khác.” Nếu tác giả này được đẻ ra vào thế kỉ 19 hay đầu/giữa thế kỉ 20 thì câu này có thể tạm chấp nhận được, nhưng đây là thế kỉ 21, tình trạng nông thôn đã có nhiều đổi thay (theo chiều hướng xấu đi) nên không có chuyện quang lưới xuống sông là có cá ăn đâu nhé. Có lẽ tác giả hoặc là đang nằm mơ giữa ngày (day dreaming), hoặc là đang “phê” những cuốn sách của bác Sơn Nam nên mới bạo tay gõ bàn phiếm như thế. Viết mà không đi thực tế thì chẳng khác gì – nói theo cách nói của dân miền Tây – nói dóc, tào lao.

    Thứ tư là nguỵ biện theo kiểu lợi dụng trường hợp cá biệt. Đó là câu “Có thể thấy, lối suy nghĩ của nhiều cô gái miền Tây khá đơn giản, mộc mạc. Những phát ngôn “kinh điển” của Ngọc Trinh, người đẹp đến từ Trà Vinh, là ví dụ tiêu biểu nhất.” Phải nói đây là một câu phát biểu ngờ nghệch nhất mà tôi thấy từ một nhà báo! Lấy một trường hợp cá biệt để đi đến kết luận cho một cộng đồng là một sai lầm, một nguỵ biện thấp nhất. Nguỵ biện này chẳng khác gì lấy một cô hoa khôi nào đó ở Hà Nội giết tình nhân, rồi suy luận rằng gái Hà Nội là ác ôn! Dùng cách nói của nhà báo này, con gái miền Tây cũng có thể nói rằng nhà báo Việt Nam rất dốt nhưng ngạo mạn làm bộ như ta đây là những người đạo cao đức trọng - một kiểu đeo mặt nạ đạo đức giả.

    Nên nhớ rằng miền Tây là dựa lúa của cả nước và cũng là nơi nuôi Việt Nam. Trong số những người làm ra hạt lúa để nuôi cả nước, có phân nửa là lao động nữ. Ấy thế mà có người vô ơn đến nỗi viết hẳn một bài báo để nói rằng con gái miền Tây lười biếng, thất học, và dễ tin! Nếu tác giả thật sự nghĩ như thế, thì đáng lẽ tác giả nên chịu khó suy nghĩ và đặt câu hỏi “tại sao”. Tại sao người dân miền Tây ít học? Tại sao người dân miền Tây bỏ làng đi làm thuê ở Bình Dương? Tôi nghĩ nếu tác giả tìm được câu trả lời thì có lẽ tác giả sẽ cảm thấy xấu hổ với những nhận định của mình, và nợ người dân miền Tây một lời xin lỗi. Dĩ nhiên, xin lỗi chỉ tồn tại ở những người có nhân cách.

    Người Tây phương có câu “In God we trust, all others must bring data” (có thể hiểu câu đó là: chỉ có Thượng đế là đáng tin, còn tất cả những cái khác phải dựa trên dữ liệu). Hình như là câu nói của Edward Deming, người đem khái niệm quality control đến kĩ nghệ xe hơi của Nhật. Để đi đến kết luận về một cộng đồng, người ta cần chứng cứ. Chứng cứ có thể là định tính, nhưng tốt hơn nữa là định lượng đàng hoàng. Có lần nói chuyện ở Thời báo Kinh tế Sài Gòn (thời ông Võ Văn Kiệt còn sống) tôi có nói về evidence based journalism mà tôi tạm dịch là “Báo chí thực chứng” (giống như y học thực chứng). Theo đó, phóng viên nên dựa vào chứng cứ mà viết thì tốt hơn là dựa vào những cảm nhận cá nhân.

    Nói không có chứng cứ là nói dóc. Nói dóc, nói chuyện tào lao là chuyện của dân nhậu nhẹt. Rượu vào lời ra mà. Chẳng ai thèm để ý đến những lời nói dóc của những người say men rượu. Nhưng nhà báo, dù gì cũng mang danh là “có học”, mà nói dóc thì đáng trách, nếu không muốn nói là đáng kinh tởm. Khoảng cách thái độ từ kinh tởm đến khinh bỉ chẳng bao xa. Tác giả bài này cho rằng con gái miền Tây suy nghĩ đơn giản, nhưng những phân tích trên đây cho thấy thấy chính tác giả mới là người suy nghĩ đơn giản. Suy nghĩ đơn giản là biểu hiện của sự yếu kém về trình độ và nhận thức. Suy nghĩ đơn giản còn thể hiện sự lười biếng tư duy. Dù lí do gì đi nữa thì những nhận định trong bài viết của tác giả cũng đáng trách. Bài báo cũng là một trường hợp để phân biệt cách làm báo tử tế và cách làm báo bất lương.

Reviewer Guidelines - Toplas

Reviewer Guidelines

Constructive Reviewing.

TOPLAS seeks innovative, theoretical, experimental, and survey papers. Reviewers must adapt their standards as appropriate to each submission. As the premier programming language journal, the accepted papers must meet the highest standards in its domain and be accessible to a wide audience. Regardless of the reviewer's recommendation, reviews should always provide feedback that assists the authors in producing the best quality work possible to the benefit of the authors and to the benefit of the scientific community.

Conflict of Interest Guidelines.

TOPLAS seeks unbiased reviewers, associate editors, and editor-in-chiefs. TOPLAS prohibits those who have a conflict of interest with the authors of the submission from influencing its outcome. TOPLAS considers a conflict of interest to be:
  • Your Ph.D. advisor and Ph.D. students, forever.
  • Family relations by blood, marriage, or domestic partnership, forever.
  • People at your current institution.
  • If you or the author changed institutions within the past three years, people at the prior institution.
  • People whose research you fund or who fund you.
  • Collaborators in the past five years, including co-authors of paper or grant submissions, regardless of status (accepted, rejected, pending).
  • Others with whom you believe that you have a conflict of interest (check with the associate editor or editor-in-chief).

Editorial Board Submissions.

The associate editors (but not the editor-in-chief) may submit to TOPLAS. Their papers are held to the same standards. The software prohibits authors from viewing their own submissions in any capacity other than author, and therefore the anonymity of the reviewing process will be not be compromised by associate editor submissions.

TOPLAS Acceptance Criteria - journal

Acceptance Criteria

Papers for TOPLAS must be of high quality and fall within the scope of the journal. The scope of the journal includes, but is not limited to:

  • language design for sequential and parallel programming
  • programming language implementation
  • programming language semantics
  • compilers and interpreters
  • runtime systems for program execution
  • storage allocation and garbage collection
  • languages and methods for writing program specifications
  • languages and methods for secure and reliable programs
  • testing and verification of programs

Papers can be either theoretical or experimental in style, but in either case, they must contain innovative and novel content that advances the state of the art of programming languages and systems. We also invite strictly experimental papers that compare existing approaches, tutorial, and survey papers.

The three main criteria for a paper to be accepted are:
  1. the paper must be among the best papers of the year in its area
  2. the paper must be of interest to the broad community
  3. the presentation must be effective.
Few papers excel in all three, but a substandard level in any is sufficient grounds for rejection. It is the authors' job to make it clear why the paper is important and of broad interest. We ask authors to consult a recent issue of TOPLAS for reference.

To ensure that authors feel comfortable submitting despite these high standards, we aim for a two-step review process. In the first step, referees are asked to scan the paper to decide if it meets these criteria, assuming that all the results are correct as stated. If it seems that the paper might satisfy these criteria, either the same or different referees are then asked to provide a more in-depth review.

If a paper is rejected from TOPLAS but makes an interesting contribution, we offer authors the option of having the reviews forwarded to the editor-in-chief of a more appropriate journal for an expedited review process.

Academic Journals - Programming Language

Zhenjiang Hu's Academic Activities


Editors of Academic Journals

Notes on Constructive and Positive Reviewing - TOPLAS Journal

Notes on Constructive and Positive Reviewing
May 2005

Mark Hill, University of Wisconsin, Madison
Kathryn S McKinley, The University of Texas at Austin

As a reviewer, you represent your community and your review should be professional and constructive. The quality of the venue depends on the quality of reviews. The job of the reviewer is to select high quality, innovative papers for the venue, and to suggest ways to improve the research, as well as to uphold and/or improve on the standards of the community as a whole. For more guidance on the reviewer duties, we also recommend: Alan Jay Smith's The Task of the Referee (IEEE Computer, 4/90)
A persuasive review includes a summary of the strengths and weaknesses of the paper, and the opinion of the reviewer on which weighs more heavily and why. This remainder of this document contains a few pitfalls and recommendations to help guide reviewers to produce constructive and persuasive reviews.

  1. Pitfall: Seek to find all flaws in the paper, in part to show your expertise as a reviewer.
    Recommendation: Look for reasons to accept a paper. Despite its flaws, does it point in new directions or expose promising insights? The community can benefit from imperfect, insightful papers.
  2. Pitfall: Since the review process is anonymous, it is appropriate to criticize the paper as if the authors did not have feelings.
    Recommendation: Your tone should be the same as if you are giving comments to a colleague face-to-face. It is always possible to be constructive, focus on the work, and do not attack the researchers behind it. The purpose of a review is not only for selecting papers, but to improve the quality of all the work in our area.
  3. Pitfall: Reject papers that build on recently-published new directions, but accept those that build on the established norm.
    Recommendation: While truly new papers are best (and rare), consider accepting papers that follow-up on recently-published promising directions. These papers allow the community to explore ideas that can not be fully-developed in one paper.
  4. Pitfall: Advocate rejecting a paper with little comment, because it is obvious that all with agree with you. Ditto for accept.
    Recommendation: Explain why you advocate a rejection or acceptance, because people will often disagree with you. Your explanations will make you a more effective advocate or detractor for the paper.
  5. Pitfall: Advocate rejecting (almost) all papers to show about tough you are.
    Recommendation: Your job is decide what is best which is not usually accomplished by rejecting every submission.
  6. Pitfall: Advocate rejecting a paper because you seem to remember it being the same as (or similar to) unidentified prior work.
    Recommendation: In this situation, the professional should reference important prior work after refreshing one's memory regarding what it contains. One missing reference is usually not a reason to reject a paper.