Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Nội dung thảo luận ở NII

Tóm tắt lại những nội dung trong buổi workshop sắp tới (tháng 5 năm 2014) của Gs Nguyễn Văn Tuấn sẽ tổ chức ở ĐH Tôn Đức Thắng.

Mình sẽ đề nghị các anh em trong NII tổ chức thảo luận thêm về chủ đề này (nếu có thể).

Ngày 1 (Thứ Hai 26/5):
• Bài 1: Tại sao công bố quốc tế
• Bài 2: Chọn tập san
• Bài 3: Thể loại bài báo khoa học
• Bài 4: Cách viết tựa đề (title) bài báo
• Bài tập và thảo luận 1
• Chia sẻ kinh nghiệm 1: Ts Nguyễn Ngọc Đức (Đại học Tôn Đức Thắng)
Ngày 2 (Thứ Ba 27/5)
• Bài 5: Cách viết bản tóm tắt (abstract)
• Bài 6: Cách viết phần Dẫn nhập (Introduction)
• Bài 7: Cách viết phần Phương pháp (Methods)
• Bài tập và thảo luận 2
• Chia sẻ kinh nghiệm 2: Ts Lê Văn Út (Đại học Tôn Đức Thắng)
Ngày 3 (Thứ Tư 28/5)
• Bài 8: Cách viết phần Kết quả
• Bài 9: Cách trình bày biểu đồ và bảng số liệu
• Bài 10: Cách viết phần Bàn luận (Discussion)
• Bài tập và thảo luận 3
• Chia sẻ kinh nghiệm 3: Bs Vương Thị Ngọc Lan (Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TPHCM)

Ngày 4 (Thứ Năm 29/5)
• Bài 11: Đệ trình bản thảo và submission trực tuyến
• Bài 12: Văn phong khoa học
• Bài 13: Tại sao bài báo bị từ chối
• Bài tập và thảo luận 4
• Chia sẻ kinh nghiệm 4: Bs Hồ Phạm Thục Lan (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch)

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Standardwerd và Thư viện gia đình

Hôm nay trong nhóm thảo luận bữa trưa, có một anh chàng người Đức tên Martin tham dự và thảo luận về phương pháp "Standardwerk" (tiếng Đức có nghĩa là "từ chuẩn xác").
[Nguồn: http://goo.gl/jYXyqS]

Buổi thảo luận này cũng làm tôi nhớ về những ngày đầu cấp sách đến trường, thông thường cách tiếp cận của trẻ con độ tuổi tiểu học là học thuộc lòng. Khi lớn hơn một chút, ở độ tuổi cấp 2 và cấp 3, thì học thuộc lòng vẫn là chủ đạo, ngoài những môn như Toán, Lý, Hoá thì yêu cầu phải tư duy.
Vậy câu hỏi đặt ra là ở lứa tuổi học sinh, thì liệu có vấn đề học tập gì mà sinh viên cần động não hay không? Nếu có thì cách giải quyết của học trò là gì? Với tình hình hiện tại thì sẽ học trò phải học đủ thứ môn mà kiến thức đã có đầy đủ ở trong đó rồi, nên có thể  không có gì cho họ giải quyết.

Với bậc đại học thì vấn đề có thể khác đi nhiều hơn vì sinh viên cần phải tự học và tiếp cận các vấn đề một cách độc lập hoặc cộng tác theo nhóm. Với môi trường Internet như hiện nay, mỗi khi gặp vấn đề gì cần giải quyết thì tìm kiếm trên google vẫn được rất nhiều người chọn lựa, hoặc tham khảo trong sách giáo khoa, ... Nhưng liệu hành động tra cứu này có xây dựng được kiến thức vững vàng cho sinh viên về vấn đề mà họ ddang theo đuổi hay không?

Quay trở lại với buổi thảo luận bữa trưa, phương pháp của anh chàng Martin này được cho là tiêu biểu của người Đức chứ không phải chỉ là kinh nghiệm cá nhân mà thôi. Anh chàng này qua viện tôi được 1 tháng, nhưng điều ấn tượng nằm ở chỗ là anh ta có thể nắm bắt được nhiều kiến thức một cách rất là hợp lý và rõ ràng.

Ví dụ như trong lab tôi sử dụng ngôn ngữ OCaml để lập trình, trong khi anh chàng này không biết tí gì hết.
1) Khi này "Standardwerk" mà Martin áp dụng là lên thư viện.
2) Tìm một quyển sách về OCaml càng dầy càng tốt. Vì nó sẽ chưa hầu như toàn bộ kiến thức về OCaml cần tham khảo .
3) Đọc chương đầu tiên để học các thuật ngữ và vấn đề cơ bản.
4) Giữ quyển sách đó để tra cứu khi cần thiết.

Riêng về cách đọc sách cũng là một vấn đề khác rất đáng để bàn thêm ở một chủ đề khác. Cách này nhìn chung cũng rất hay và thoạt nghe qua thì sẽ thấy rất bình thường. Nhưng điều đáng bàn ở đây là làm sao để giữ được cách tiếp cận đó cho nhiều trường hợp khác nhau và luôn giữ được "phương pháp" đó ở trong đầu.

Tôi sẽ chỉ ra một ví dụ mà rất nhiều người như chúng ta hay mắc phải. Ví dụ như bạn mới mua một cái máy laptop mới, thì việc đầu tiên khi mình mở hộp ra sẽ là cầm nắm máy, ghim điện thử, nếu trường hợp kỹ lưỡng hơn sẽ xem coi máy này sử dụng điện 110V hay 220V, ... Và sau đó là bật máy và táy máy. Riêng về hướng dẫn sử dụng đi kèm thường sẽ nằm ghọn ghẽ trong ... thùng rác. Đây là một trong những ví dụ điển hình về cách tiếp cận có hệ thống.
[Nguồn: http://goo.gl/UTyCva]

Nhưng nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nếu như muốn tra cứu, tôi có thể đi đâu? Phải thừa nhận một điều rằng thư viện ở các trường đại học từ lớn đến nhỏ chưa có nhiều quyển sách tốt để phục vụ nhu cầu tra cứu của sinh viên. Thường thì các quyển sách này đã lỗi thời, kiến thức chưa được cập nhật, hoặc giả là sách dịch bởi một ông tác giả nào đó không thuộc chuyên ngành trong sách. Và điều đáng nói hơn nữa là thiếu hẳn những quyển sách gốc cho sinh viên tham khảo. Nói một cách nôm na là sĩ tử ở các trường đại học còn không có sách để tham khảo thì làm sao đại chúng có thể tiếp cận được. Tình trạng tương tự xảy ra với thư viện ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông.
[Nguồn: http://goo.gl/cZpTVo]

Với những thế hệ được đào tạo mà không thấy sự ích lợi của hệ thống thư viện thì phương pháp "standardwerd" coi như không hiệu quả. Vậy nên tự thân vận động, mỗi gia đình hãy tự xây dựng một thư viện nho nhỏ với nhiều loại sách khác nhau và có vài quyển sách tốt để dạy con cái tra cứu khi cần thiết.