Bé Sáu rốt cuộc cũng đã có nơi có chốn, để bắt đầu một cuộc sống mới, ở những phương trời xa lạ. Hồi nào tới giờ bé Sáu đã quen ăn cơm bằng đũa, giờ bày ra trước mặt bao nhiêu là dao muỗng nĩa, làm nó thấy khớp khớp. Nhưng tính hài hước của nó vẫn vậy, phải chi có thêm tấm thớt nữa là đủ bộ đồ nghề, chặt nguyên con heo cũng còn được. Cuộc đời nó đã rẽ sang hướng khác.
Cũng giống như bao nhiêu người con gái khác ở cái miệt vườn này, lộ trình đã được vạch sẵn, học chữ hay học nghề. Câu hỏi thường trực đi kèm với câu trả lời chắc mẩm gạo bài từ người lớn là "học chữ đi con", cầm cây viết cho sướng cái thân. Và rồi dòng đời cứ xô đẩy nó đi, hết cấp 3 lại vào trường đại học, cao đẳng nào đó, nhằm vớt lấy mấy cái chữ để "sướng cái thân". Nhưng cũng như chuyện tình Mộng Thường, đời không như là mơ, sướng cái thân đâu không thấy, chỉ thấy những ngọn đèn thành đô xanh đỏ, làm mờ mắt người tha hương. Vất vả mưu sinh tạm bợ với nghề trang điểm, rồi cũng lại hoàn trắng tay.
Cũng may nhờ phây búc nên nó cũng bắt nhịp được với thời đại. Theo gót chị Tám, em Hai, nó cũng tìm được ý trung nhân qua những tấm hình và những lời gửi trao trên phây búc. Hy vọng em nó tìm được bến đỗ yên lành.
Những con chim xa lìa tổ ấm, không hẳn là để tìm những hạnh phúc riêng mình, mà mong chờ đem tin lành về cho cố hương.
Không hẳn là một cuộc đổi chác, nhưng cũng không hẳn là sâu đậm yêu thương. Ông bà ta thường nói "Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi", rồi bé Sáu cũng sẽ quen dần với người chồng nói tiếng tây tiếng u và vừa nghe mùi cà ri nồng cháy.
Vậy đó, nếu gặp phải một anh chồng chánh cống hai lúa, thì nhiều khả năng là sẽ bị đánh cho lên bờ xuống ruộng. Hoặc giả gặp phải một anh "hũ hèm" thì cũng sáng say chiều xỉn tối ngủ li bì. Cái cảnh làm dâu miệt vườn này không sáng sủa gì cho lắm. Nói đâu xa, gương cô Tư hàng xóm, làm quần quật tối ngày sáng đêm, nào heo gà, nào con cái, nào nấu rượu, nào trồng cây, việc gì cũng không từ nang. Nhưng khổ nỗi gặp ông chồng là đệ tử Lưu Linh, cho nên ngày nào trong nhà cũng đốt pháo, mỗi tiếng pháo vang là một cái tô hay cái chén gì đó lại vỡ tan tành.
Nhiều khi bé Sáu cũng tự nghĩ, không biết mình có bi quan quá hay không. Nhưng cũng đành tặc lưỡi, thôi kệ, vậy cũng xong một đời người, trả được chữ hiếu là mừng rồi. Và rồi, ở một nơi xa lạ, không có cha mẹ và họ hàng, đám cưới của em cũng thật là rôm rả, với tiếng chúc tụng nhau bằng một ngôn ngữ xa lạ, mà nó chỉ đoán mò là vậy thôi, chứ đâu có hiểu.
Duy có một điều mà nó chắc chắn, đó là cha mẹ và họ hàng sẽ hài lòng về nó lắm, chữ hiếu cũng nó cũng đã bắt đầu tròn tròn, bởi được quấn bằng những tờ đô la xanh xanh, cha mẹ nó rồi cũng sẽ được ngồi lên máy bay "cho biết với người ta". Vậy là nó cũng đã mãn nguyện lắm rồi.
Lượm lặt những viên sỏi lăn trên đường đời, góp gió vẽ mây, thêm một nét nhỏ vào cõi trần tạm bợ.
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016
Gió thổi phương nào
Tiếng lá cây xào xạc trong mùa hè yên ả, tiếng chim hót líu lo trong vườn, tiếng lụp cụp của đồ làm bếp mà vợ hắn, tất cả quyện lại trong một câu nói ráo hoảnh "Giống ở Việt Nam hén". Đã bôn ba cũng 5 năm rồi, nỗi nhớ cũng đã nguôi ngoai, nhưng hễ nhìn cái gì hơi hơi gợi nhớ chút là hắn đã bật ra "Giống ở Việt Nam hén". Hình như quê nhà là chuẩn mực cho người tha hương, dù nó có tròn hay méo, đỏ hay vàng.
Dạo gần đây nghe tin biển bị đầu độc, cá chết, tôm chết, hắn tự hỏi, bao giờ tới người chết đây? Mà có lẽ không cần hỏi. Chắc đã chết từ lâu lắm rồi, kể từ khi cái quan niệm "cột đèn mà có chân thì cũng chạy", lòng người coi như đã chết rồi. Nghĩ vẫn vơ chán, hắn lại chép miệng "Đọc báo có hại cho sức khỏe".
Nói vậy chứ lâu lâu hắn cũng lén, mở vài trang báo mạng lên coi để biết ở quê nhà giờ giao thông vẫn vậy, chết hà rầm. Nghĩ tới cái cảnh mỗi tuần đi lên xuống Sài gòn vài bận là chuyện bình thường. Biết thì sợ, không biết thì không sợ. Theo cách nói của dân gian là "Điếc không sợ súng". Mà nói vậy cũng không phải, mỗi lần đi chung xe với dì Ba, cô Bảy, hay chú Sáu, thì ai cũng muốn đi cho nhanh, nhưng phải an toàn, mà phải thuận tiện đưa đón tận nơi. Nghĩ lại mấy anh tài xế cũng khổ.
Hắn đều đặn mở tin tức thời sự ở quê nhà lên coi, nói theo kiểu cà rỡn là "chương trình chửi lộn với cái tivi". Vì mỗi lần nghe cái gì chướng tai là hắn lại thao thao bất tuyệt. Mà hai vợ chồng nghĩ cũng lạ, phu xướng phụ tùy. Vậy là hai vợ chồng xúm vô bình loạn cái chương trình, để cuối cùng rồi đi đến kết luận "Coi ti dzi có hại cho sức khỏe".
Nhà hắn ngang cánh đồng, phóng tầm mắt ngút về phía khu rừng bảo tồn, nói là rừng chứ ở xứ này lạnh tê tái, nên chỉ độc một loại cây, toàn là thông với thông. Vào đầu vụ mùa, nông dân xứ này cũng ra đồng, nhưng khác ở chỗ là ngồi trong máy cày, với tai nghe nhạc, chừng một buổi là cày xong cánh đồng vài mẫu. Rồi họ gieo sạ cũng toàn bằng máy móc, nên chỉ cần 1 người làm là xong. Lại nhớ tới cảnh nông dân ở quê nhà, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Lỗi tại ai. Nghĩ tới đó là lòng hắn lại trĩu nặng.
Dạo gần đây nghe tin biển bị đầu độc, cá chết, tôm chết, hắn tự hỏi, bao giờ tới người chết đây? Mà có lẽ không cần hỏi. Chắc đã chết từ lâu lắm rồi, kể từ khi cái quan niệm "cột đèn mà có chân thì cũng chạy", lòng người coi như đã chết rồi. Nghĩ vẫn vơ chán, hắn lại chép miệng "Đọc báo có hại cho sức khỏe".
Nói vậy chứ lâu lâu hắn cũng lén, mở vài trang báo mạng lên coi để biết ở quê nhà giờ giao thông vẫn vậy, chết hà rầm. Nghĩ tới cái cảnh mỗi tuần đi lên xuống Sài gòn vài bận là chuyện bình thường. Biết thì sợ, không biết thì không sợ. Theo cách nói của dân gian là "Điếc không sợ súng". Mà nói vậy cũng không phải, mỗi lần đi chung xe với dì Ba, cô Bảy, hay chú Sáu, thì ai cũng muốn đi cho nhanh, nhưng phải an toàn, mà phải thuận tiện đưa đón tận nơi. Nghĩ lại mấy anh tài xế cũng khổ.
Hắn đều đặn mở tin tức thời sự ở quê nhà lên coi, nói theo kiểu cà rỡn là "chương trình chửi lộn với cái tivi". Vì mỗi lần nghe cái gì chướng tai là hắn lại thao thao bất tuyệt. Mà hai vợ chồng nghĩ cũng lạ, phu xướng phụ tùy. Vậy là hai vợ chồng xúm vô bình loạn cái chương trình, để cuối cùng rồi đi đến kết luận "Coi ti dzi có hại cho sức khỏe".
Nhà hắn ngang cánh đồng, phóng tầm mắt ngút về phía khu rừng bảo tồn, nói là rừng chứ ở xứ này lạnh tê tái, nên chỉ độc một loại cây, toàn là thông với thông. Vào đầu vụ mùa, nông dân xứ này cũng ra đồng, nhưng khác ở chỗ là ngồi trong máy cày, với tai nghe nhạc, chừng một buổi là cày xong cánh đồng vài mẫu. Rồi họ gieo sạ cũng toàn bằng máy móc, nên chỉ cần 1 người làm là xong. Lại nhớ tới cảnh nông dân ở quê nhà, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Lỗi tại ai. Nghĩ tới đó là lòng hắn lại trĩu nặng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)